Cách nhận diện thực phẩm chức năng ‘nổ’ công dụng chữa bệnh

Ma trận thực phẩm chức năng được quảng cáo công dụng như “tiên dược”

Hiện nay, trên các website và trang mạng xã hội, hoạt động quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng online rất sôi động, với nhiều sản phẩm được quảng cáo có công dụng chữa bệnh thần kỳ, khiến người tiêu dùng hoang mang, không biết thực hư ra sao.

Không chỉ quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm, nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng còn tinh vi hơn khi cố tình đặt tên một số sản phẩm thực phẩm chức năng trùng hoặc na ná tên các loại thuốc chữa bệnh khiến người tiêu dùng hiểu nhầm.

Nhiều người bị những lời quảng cáo của những sản phẩm này thu hút hoặc tưởng nhầm là thuốc chữa bệnh nên mua về sử dụng nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, dẫn đến “tiền mất tật mang”. 

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng đang ngày càng tinh vi hơn, khiến cơ quan chức năng cũng khó xử lý.

Theo quy định pháp luật, vi phạm về quảng cáo thì xử lý theo Luật xử phạt vi phạm hành chính. Song cũng phải nói rằng, hiện nay việc quản lý nội dung quảng cáo trên một số trang mạng xã hội, website còn rất khó khăn, đặc biệt với những mạng xã hội, website có hệ thống máy chủ đặt ở nước ngoài, chẳng hạn như Facebook“, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong cho biết.

Theo ông Phong, hiện Bộ Y tế đang tích cực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng khác để xử lý tình trạng này. 

Cách nhận diện thực phẩm chức năng 'nổ' công dụng chữa bệnh - 1

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Làm sao để “nhận diện” sản phẩm thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, có nhiều cách để nhận diện những sản phẩm kém chất lượng, vi phạm quy định về quảng cáo, trong đó, dấu hiệu đầu tiên đó là những sản phẩm quảng cáo thổi phồng công dụng thực sự của sản phẩm.

Bởi thực chất, thực phẩm chức năng là những sản phẩm hỗ trợ chức năng, các bộ phận cơ thể của con người, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây là những sản phẩm giao thoa giữa thực phẩm truyền thống và thuốc.

Tuy nhiên, thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, không được phép quảng cáo hay ghi nhãn công dụng là điều trị, thay thế thuốc chữa bệnh. Đồng thời, cũng không được dùng hình ảnh, uy tín, danh nghĩa của cán bộ y tế, của cơ sở y tế để quảng cáo.

Do vậy, khi thấy các sản phẩm đang quảng cáo có những nội dung quảng cáo hoặc hình thức quảng cáo thực phẩm chức năng gây nhầm lẫn với công dụng của thuốc chữa bệnh, người tiêu dùng không nên mua, không tin, không sử dụng.

Trước khi mua sản phẩm thực phẩm chức năng, nên tìm hiểu thông tin trên các cơ quan chính thống (Bộ Y tế, Cục ATTP…), xem thương hiệu sản phẩm đó“, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.

Ngoài ra, trong quá trình mua hoặc sử dụng, nếu phát hiện ra sản phẩm thực phẩm chức năng bị làm giả, người tiêu dùng nên báo ngay cho các cơ quan chức năng như Thanh tra y tế, Thanh tra ATTP, Quản lý Thị trường, Công an, Cục ATTP/Chi cục ATVSTP… để các cơ quan kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm.

Leave Comments

19003453
g/aenrxo199